Văn khấn nôm cúng giỗ cổ truyền Việt Nam

26/10/2020 11:10:38 | 628 lượt xem

Phong tục cúng giỗ cổ truyền Việt Nam đã xuất hiện từ ngàn đời xưa. Người dân Việt duy trì và bảo tồn từ đời này qua đời khác qua những bài văn khấn nôm truyền thống. Cùng boingaysinh.net tìm hiểu bài văn khấn nôm và những điều cần biết trong ngày giỗ thiêng liêng này nhé.

Văn khấn nôm cúng giỗ cổ truyền Việt Nam

VĂN KHẤN NÔM CÚNG GIỖ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Ý nghĩ văn khấn nôm cúng giỗ

Người Việt ta quan niệm cúng giỗ giống như một ngày tưởng nhớ những người đã khuất, tính theo lịch âm. Những ngày này, con cháu thể hiện lòng hiếu kính qua những mâm cỗ đầy, gia đình sum họp gửi tới cha mẹ, tiên tổ. Tùy vào điều kiện gia đình mà sắm sửa mâm cao cỗ đầy hay cơm canh đạm bạc. Những ngày này, cha mẹ chỉ cần con cháu sum họp đủ đầy, tưởng nhớ đến những người đã khuất.

Nghi lễ cúng giỗ bao gồm 3 ngày: Cúng giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường niên.

Xem tử vi cho thấy, giỗ đầu là ngày giỗ đầu tiên, thường được tính tròn một năm sau khi người ấy mất. Trong ngày giỗ này, những người trong gia đình vẫn đau xót khôn nguôi. Bởi vậy ngày này, gia chủ thường tổ chức trang nghiêm không kém gì ngày tang năm trước. Con cháu về dự lễ vẫn mặc tang phục. Nghi thức cúng giỗ vẫn khóc thương người thân đã từ bỏ dương thế về nơi an nghỉ cuối cùng.

Giỗ hết là ngày giỗ sau hai năm người đó qua đời, vẫn được tính theo lịch âm. Trong ngày này, gia chủ vẫn tổ chức nghi lễ trang nghiêm tể tỏ lòng thương xót đến người thân quá cố. Con cháu vẫn mặc đồ tang phục và khóc thương như ngày tổ chức tang ma đầu tiên.

Ngày giõ thoừng là những ngày giỗ hàng năm sau đó. Ngày giỗ này, con cháu không cần mặc tang phục như hai lần giỗ đầu tiên. Không khí trong gia đình đã phần nào vơi bớt đau thương, không còn khóc thương như những ngày đầu nữa. Đây cũng là dịp để con cháu quy tụ, quây quần.

Văn khấn nôm cúng giỗ

“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….
Tín chủ con là…………………………………………………Tuổi…………………
Ngụ tại………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………(Âm lịch).
Chính ngày giỗ của…………………………………………………………………
Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.
Tâm thành kính mời…………………………………………………………………
Mất ngày ……………..tháng………………….năm………………………………..
Mộ phần táng tại……………………………………………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!”

Tùy vào ngày giỗ lễ mà văn khấn nôm có thể biến đổi một chút. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho bạn đọc.

BÌNH LUẬN: